CFA là gì ?


Chứng chỉ CFA (Certified Financial Analyst)  là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.

1. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến với CFA:

CFA charterholder thường làm việc trong các lĩnh vực sau:
– Công ty đầu tư và quản lý quỹ
– Môi giới chứng khoán
– Ngân hàng đầu tư
– Quản lý tài sản khách hàng cá nhân
– Quỹ phòng ngừa rủi ro
– Công ty bảo hiểm
 2Format của kỳ thi:
Chương trình CFA bao gồm 3 kỳ thi được tổ chức trên toàn thế giới, ở Việt Nam thì có 2 test-center ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Mỗi kỳ thi sẽ diễn ra trong vòng 6 tiếng (9-12h sáng và 14h-17h chiều) vào tháng 6 hàng năm.
  • Level I: 240 câu hỏi trắc nghiệm, được tổ chức vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm. Mỗi câu hỏi đều độc lập với nhau.
  • Level II: 120 câu hỏi trắc nghiệm, chia thành các gói câu hỏi, mỗi gói gồm 5-7 câu hỏi. Mỗi gói này chỉ cover 1 môn. Các câu hỏi vẫn độc lập với nhau.
  • Level III: gồm cả trắc nghiệm và tự luận, đây được coi là level khó nhất trong chương trình CFA.
3. Nội dung kỳ thi:
Level I và Level II  bao gồm 10 môn:
Ethics  – Quantitative Methods – Economics – Financial Reporting and Analysis – Corporate Finance – Equity – Fixed Income – Derivatives – Alternative – Portfolio Management.
Riêng Level III sẽ bỏ đi 1 số môn và tập trung đi sâu vào 1 số môn hơn. Phần này sẽ được trình bày ở các bài viết sau.
4. Điều kiện để đăng ký thi:
Kỳ thi CFA không yêu cầu thí sinh thi đầu vào, nhưng thí sinh phải thoả mãn 1 trong những điều kiện sau:
– Tốt nghiệp đại học bất cứ chuyên ngành nào, hoặc
– Có bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương; hoặc
– Sinh viên đại học năm cuối; hoặc
– Ít nhất 4 năm học và làm việc (không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực đầu tư)
Nguồn: tuihoctaichinh

Pages